Xác định công suất nguồn cho máy tính giúp đảm bảo rằng bộ PC của bạn cung cấp đủ năng lượng cho tất cả các linh kiện bên trong như CPU, Mainboard, VGA, quạt tản nhiệt, và nhiều thiết bị khác. Đây là bước không hề đơn giản, đặc biệt đối với những người không có kiến thức sâu về máy tính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách tính toán công suất nguồn máy tính một cách dễ dàng và chính xác nhất.
Nguồn máy tính là gì?
Power Supply Unit (PSU), hay còn gọi là nguồn máy tính, là một thành phần không thể thiếu trong hệ thống máy tính, đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho các linh kiện khác như bo mạch chủ, ổ cứng, RAM, và nhiều thiết bị khác.
Nguồn máy tính được coi như một bộ phận trung gian, chuyển đổi dòng điện xoay chiều 220V thành dòng điện có điện áp thấp hơn, phù hợp với yêu cầu của máy tính. Bằng cách điều chỉnh điện áp điện năng xuống, nguồn máy tính giúp các thiết bị hoạt động mà không lo sợ bị chập cháy do quá tải.
Xem thêm >> PSU là gì? Chọn nguồn máy tính như thế nào?
Cách tính công suất nguồn máy tính
Hiện nay, việc xác định công suất cần cho nguồn máy tính trở nên dễ dàng hơn, với sự hỗ trợ từ các hãng như FspLifeStyle và Cooler Master, họ đã cung cấp các phần mềm tính toán công suất nguồn miễn phí trực tuyến trên trang web. Những công cụ này giúp bạn dễ dàng tính toán công suất cần thiết cho nguồn và chọn lựa PSU phù hợp nhất với cấu hình máy tính của bạn. Vì cách sử dụng các phần mềm này khá tương tự nhau, nên trong khuôn khổ bài viết này sẽ sử dụng ví dụ trang Power Supply Calculator của FSP để minh họa.
Để nhận được kết quả tính toán chính xác về công suất nguồn, bạn cần xác định các thành phần, linh phụ kiện bạn dự định sử dụng trong máy tính, bao gồm:
- Bộ xử lý (CPU)
- Card đồ họa (GPU)
- Bộ nhớ RAM
- Ổ cứng (HDD/SSD)
- Hệ thống tản nhiệt (quạt tản nhiệt, tản nhiệt nước)
Truy cập vào trang Web tính toán công suất tại đây sau đó lựa chọn cấu hình mà bạn muốn xây dựng, bao gồm:
- Processor (CPU)
- Graphics Card (VGA)
- System (Ổ cứng)
- Cooling (Hệ thống tản nhiệt) và bạn có thể chọn số lượng quạt (Fans) nếu bạn sử dụng hệ thống tản nhiệt khí hoặc chọn Water Cooling nếu bạn dự định sử dụng hệ thống tản nhiệt nước.
- Brand: Bạn có thể lựa chọn hãng sản xuất CPU là Intel hoặc AMD bằng cách nhấp chuột.
- Socket: Chọn loại socket tương ứng với CPU mà bạn đang sử dụng.
- Model: Lựa chọn mẫu CPU cụ thể mà bạn đang sử dụng.
- Overclocking: Chọn "None" nếu bạn không thực hiện ép xung, "Lightly Overclocked" nếu bạn ép xung nhẹ, hoặc "Heavily Overclocked" nếu bạn ép xung mạnh.
- Count: Lựa chọn số lượng thanh RAM bạn đang sử dụng.
- Module: Xác định mô đun RAM cụ thể mà bạn đang sử dụng, bao gồm cả dung lượng và thế hệ của RAM.
- SATA: Lựa chọn số lượng ổ cứng bạn đang sử dụng, bao gồm cả HDD và/hoặc SSD.
- PATA: Bạn có thể bỏ qua phần này nếu không sử dụng.
- Fans: Lựa chọn số lượng quạt bạn đang sử dụng.
- Water Cooling: Xác định hệ thống tản nhiệt nước mà bạn sử dụng (nếu có), bao gồm số lượng cụm bơm (pump) và quạt (fan).
Khi bạn đã lựa chọn xong, chỉ cần nhấn vào "Calculate" để xem công suất nguồn máy tính tối thiểu cần thiết và mẫu nguồn phù hợp.
Cần lưu ý gì khi mua nguồn máy tính
Hãy nhớ khi mua nguồn máy tính bạn nên xem xét việc chọn nguồn có công suất cao hơn khoảng 100 - 200W để đảm bảo tính an toàn. Hơn nữa, từ góc độ lâu dài, nếu bạn có kế hoạch nâng cấp các linh kiện máy tính, bạn có thể không cần phải thay thế nguồn máy tính mới. Ngoài việc tính công suất nguồn cho máy tính, bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố khác như chứng nhận 80Plus, kích thước, và thương hiệu để chọn lựa mẫu nguồn máy tính phù hợp nhất.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính toán nguồn máy tính thông qua Website hỗ trợ. Hi vọng bạn đã biết cách để thực hiện và chúc bạn thành công. Khi cần mua nguồn máy tính chất lượng, uy tín với giá tốt, đừng quên ghé thăm Phong Cách Xanh để lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất nhé.
Viết nhận xét
Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google.