Gaming Gear

Các hãng bàn phím cơ nổi bật tại Việt Nam trong năm 2023

Các hãng bàn phím cơ nổi bật tại Việt Nam trong năm 2022 | Phong Cách Xanh

Tại Việt Nam với rất nhiều thương hiệu bàn phím cơ khác nhau từ giá rẻ đến cao cấp đưa đến cho người tiêu dùng rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhưng bạn có biết các thương hiệu bàn phím cơ nào nổi bật tại Việt Nam chưa? Trong bài viết này, Phong Cách Xanh sẽ gửi đến các bạn danh sách top 5 hãng bàn phím cơ nổi và đáng mua nhất năm 2023 với các tiêu chí như sự lâu đời của thương hiệu, đánh giá từ người dùng, giá cả và sự đa dạng của sản phẩm.

Filco

Bàn phím cơ Filco

Được thành lập năm 1992 tại Nhật Bản, Filco vốn nổi tiếng với các sản phẩm ngoại rất đơn giản nhưng nồi đồng cối đá như dòng Majestouch 2, Convertible 2, Minila Air, Stingray,… với đầy đủ kích thước như Fullsize, Tenkeyless, Mini và cả cụm bàn phím số Tenkeypad nữa. Filco cũng là một hãng rất chịu chơi khi các kết nối phổ biến như Bluetooth, cáp USB đều có giúp xử dụng linh hoạt và tiện lợi.

Theo nhiều người dùng đánh giá, các bàn phím cơ Filco rất bền và ít bị hư hỏng vặt trong thời gian sử dụng. Với thời gian bảo hành lên đến 5 năm thì Filco rõ ràng có lý do của mình trong việc khẳng định: bàn phím cơ của Nhật nó bền lắm!

Về phụ kiện, Filco có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ bạn gõ phím thoải mái hơn như kê tay và keycap. Ngoài ra cũng có một số phụ kiện giúp bạn giữ vệ sinh bàn phím của mình như bộ vệ sinh, keypuller, cọ,… giúp trải nghiệm của bạn với bàn phím cơ thêm phần thoải mái và an tâm với xuất xứ Nhật Bản.

Hiện tại, mức giá cho một bàn phím cơ Filco dao động từ 3.410.000đ đến 4.180.000đ. Đây là một mức giá không quá cao cho một sản phẩm chất lượng như Filco. Đặc biệt đây gần như là một sản phẩm mua một lần, dùng rất lâu nên việc đầu tư một mức giá premium cho một bàn phím premium quả không uổng phí.

Realforce

Nhắc đến Realforce là nhắc đến switch Topre, mà nhắc tới switch Topre là biết ngay Made in Japan. Đó là câu chuyện của bàn phím Realforce với chiếc bàn phím đầu tiên được ra mắt vào năm 2001. Thuộc sở hữu của tập đoàn Topre, Realforce mang đầy đủ những gì mới nhất, tốt nhất mà switch Topre có lên mỗi sản phẩm của mình.

Với bàn phím cơ Nhật Bản, nếu ví Filco là cỗ xe tăng bền bỉ thì Realforce có dáng vẻ gì đó hiện đại và tương lai. Từng phím bấm trên bàn phím Realforce đều sử dụng công nghệ cảm ứng điện dung (elestrostatic capacitive) không chạm (contactless) nên cảm giác nhấn trên loại switch này khó mà tìm thấy trên các loại switch cơ thông thường. Nhờ cơ chế độc đáo này, một số bàn phím Realforce có thể tùy chỉnh độ nhạy phím trên từng phím như nhạy hơn hoặc ít nhạy hơn. Thậm chí với một số loại switch có lực nhấn cao như 55g, bạn còn có thể sử dụng APC để cho phím nhận lệnh trước cảm giác tactile hay sau tactile trên các đầu ngón tay. Quả là trải nghiệm có một-không-hai.

Bởi cơ chế độc đáo trên các switch của bàn phím Realforce nên chúng rất khó hư hoặc gặp một số vấn đề như double click, nhảy phím,... Thực tế rất nhiều người dùng Realforce qua nhiều năm không hề gặp vấn đề gì nên bạn hãy yên tâm mà đặt niềm tin nhé!

Về hệ sinh thái phụ kiện cho Realforce, vốn dĩ sử dụng switch Topre nên khá khó thay thế những bộ keycap khác (trừ phiên bản Realforce R2 RGB tương thích hầu hết các keycap trên thị trường). Một điểm hay nữa của các hãng bàn phím Nhật Bản là hệ phụ kiện tương thích nhau. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng kê tay Filco hoặc nắp đậy bụi của Filco cho bàn phím Realforce và nhìn rất hợp lý, sử dụng cũng thoải mái nữa.

Mức giá là thứ mà ai thích Realforce cũng khó có thể bỏ qua. Phiên bản cao cấp nhất là Realforce R2 RGB và R2 for Mac Silent APC có giá đến 6.380.000đ chính hãng tại Việt Nam. Đây có thể gọi là một mức giá khá cao với một chiếc bàn phím nhưng hãy điểm qua những điểm sau: switch Topre luôn luôn là mới nhất, không bao giờ double click, có thể chỉnh được độ nhạy của phím, cảm giác gõ rất êm và chất lượng Made in Japan. Vậy là quá đủ để một fan bàn phím cơ lưu ý đến rồi nhỉ!

Bàn phím Realforce R2 for Mac

Bàn phím Realforce R2 for Mac

Glorious

Được thành lập năm 2014 tại Dalas, Texas - Hoa Kỳ với một lý do hết sức kỳ cục: không chấp nhận được các sản phẩm gaming gear giá thành quá cao nhưng chất lượng lại không rõ ràng. Glorious với tên đầy đủ là Glorious PC Gaming Race được thành lập bởi một đội ngũ những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và không thỏa hiệp với bất cứ sự vô lý nào trong giá cả và chất lượng sản phẩm.

Nhắc đến bàn phím cơ Glorious là phải biết đến dòng sản phẩm GMMK - viết tắt của từ Glorious Modular Mechanical Keyboard nghĩa là bàn phím cơ dạng mô-đun Glorious. Trong đó cụm từ mô-đun được Glorious nhấn mạnh bằng 2 khả năng: hot-swap switch và có thể thay thế keycap.

Ra mắt từ năm 2016, Glorious GMMK là bàn phím cơ đầu tiên trên thị trường có tính năng hot-swap switch giúp bạn thay thế nhanh chóng switch bị hỏng hoặc thay thế loại switch khác mà bạn muốn trong vài phút mà không cần phải tháo tung bàn phím ra và rã từ mối hàn. Nhờ điều tuyệt vời đó, bạn có thể dễ dàng custom Glorious GMMK thành chiếc bàn phím cơ cho riêng mình.

Năm 2020, Glorious GMMK Pro là phiên bản mới nhất của dòng bàn phím cơ Glorious với những tính năng xịn nhất vốn chỉ thấy trên các bàn phím cơ custom. Với GMMK Pro, bạn được toàn quyền chỉnh sửa chiếc bàn phím cơ của bạn theo ý thích của mình với mạch hot-swap mang tính biểu tượng của dòng GMMK, case nhôm CNC nguyên khối, tích hợp sẵn LED RGB và led viền, có sẵn núm xoay có thể lập trình,... Đặc biệt hỗ trợ firmware mã nguồn mở QMK giúp bạn không chỉ custom phần cứng mà còn phần mềm nữa. Đơn giản hơn bạn có phần mềm Glorious Core vừa đủ giúp bạn cài đặt key binding cũng như đèn LED.

Xem thêm >> 7 Bước vệ sinh bàn phím đơn giản, nhanh chóng

Bàn phím cơ Glorious GMMK Pro

Glorious GMMK Pro - Bàn phím cơ Custom mới nhất từ hãng

Razer

Bàn phím cơ Razer

Một kẻ chen ngang chân khi lấn sân vào thị trường bàn phím cơ với phân khúc gaming truyền thống của mình, đó là Razer. Vào năm 2013 – 2014 khi các hãng switch clone theo thiết kế của Cherry MX được thả cửa sản xuất thì Razer rất nhanh tay khi bắt tay với Kailh để sử dụng switch của họ trên bàn phím cơ của mình. Trải qua một qua trình thì các bàn phím cơ Razer đã được nâng cấp lên switch Razer chính chủ và sau đó là Razer Opto-Mechanical sử dụng ánh sáng để nhận lệnh thay cho cơ chế cánh bướm kim loại truyền thống.

Sản phẩm của Razer hướng về game thủ là phần lớn với đèn LED RGB, thiết kế hầm hố với các cụm phím multimedia giúp chỉnh âm lượng và nhạc nhanh. Và tất nhiên trên tất cả sản phẩm Razer, thiếu sót duy nhất chính là kết nối Bluetooth.

Theo nhiều người dùng đánh giá bàn phím cơ Razer thiết kế đẹp, chất nhưng hầm hố quá – Đó là vì game thủ vốn thích đặt bàn phím một chỗ và làm sao cho góc chơi game ngầu nhất có thể, 1 điểm cộng cho Razer! Về sử dụng thì Razer cho cảm giác gõ trong mức ổn, nếu bạn chọn dòng huntsman với các loại switch Opto-Mechanical thì cảm giác gõ cũng tương đối khá so với mặt bằng chung các bàn phím cơ gaming hiện nay.

Với 2 dòng chính là Huntsman và BlackWidow, các bàn phím cơ Razer phân định rõ ràng 2 phân khúc với bàn phím cơ truyền thống là dòng BlackWidow và switch quang học với dòng bàn phím cơ Huntsman hiện đại hơn. Ngoài ra một dòng đặc biệt nữa là Tartarus Pro dành riêng cho tay trái giúp những bạn yêu thích những tựa game FPS sẽ rất thích do sự nhỏ gọn, đặc thù và công thái học.

Corsair

Bàn phím cơ Corsair

Hãng gaming gear đến từ Mỹ này tuy là người đến sau trong cuộc chơi bàn phím cơ nhưng sản phẩm nào ra sản phẩm đấy, đủ các kích thước và tính năng cho người dùng lựa chọn.

Các sản phẩm từ Corsair dễ thấy nhất là series K95 với sự bổ sung một dãy các phím phụ bên trái phục vụ rất nhiều công việc khác nhau từ gán phím tắt, gán tổ hợp phím cho đến việc lập trình để sử dụng như một stream deck vừa đủ dùng cho nhu cầu cá nhân.

Có thể nói LED là một truyền thống của Corsair khi các sản phẩm của họ luôn hướng đến sự màu mè nhất có thể. Đèn nền RGB có mặt trên tất cả sản phẩm giúp bạn thoải mái phô trương góc chơi game siêu ngầu của mình.

Về hệ phụ kiện thì đa phần các sản phẩm Corsair hướng đến đèn LED RGB nên các phụ kiện đa phần đều là đèn và chúng đồng bộ với nhau qua phần mềm Corsair iCUE – Vẫn dành cho các game thủ.

Keychron

Bàn phím cơ Keychron

Một tân binh bàn phím cơ mới toanh đến từ Trung Quốc. Với phân khúc giá rẻ, Keychron đang hướng đến danh hiệu bàn phím cơ giá rẻ dành cho người mới tìm hiểu về bàn phím cơ.

Chất lượng hoàn thiện, cảm giác gõ không thật sự đặc sắc lắm nếu so với những bậc tiền bối đến từ Nhật bản nhưng Keychron dành với người dùng mới bởi mức giá rẻ. Đến từ Trung Quốc vốn nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm na ná nhau thiếu cá tính, Keychron dần dần được biết đến với sản phẩm đầu tay là bàn phím cơ Keychron K1, K2, K4, K6 và sắp tới là K8 với các layout lần lượt là fullsize, compact tenkeyless, compact fullsize, mini và tenkeyless.

Điểm nổi bật nhất của Keychron là có Bluetooth trong mức giá rẻ của mình. Tuy nhiên chất lượng và độ bền chúng ta cần thời gian để đáng giá với thỏi pin sạc tích hợp khó thay thế cũng như độ ổn định của Bluetooth, có hay bị hư vặt không thì bạn và mình đều cần thời gian để trả lời. Thêm vào đó bảo hành 12 tháng là điều bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi xuống tiền.

Tựu lại đi nữa, đây vẫn là lựa chọn tốt cho người mới chơi.

Bạn nên chọn thương hiệu nào?

Filco, Realforce, Glorious, Razer, Corsair hay Keychron đều có những phân khúc riêng cũng như những điểm mạnh riêng. Do đó hãy xác định thật rõ nhu cầu của bản thân và đến ngay Phong Cách Xanh để trải nghiệm tất cả mẫu bàn phím cơ mà bạn yêu thích nhé!

Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB - 65%

Đọc tiếp

Top những lót chuột tốt nhất năm 2022 | Phong Cách Xanh
Top chuột máy tính cao cấp đáng mua nhất năm 2022 | Phong Cách Xanh

Viết nhận xét

Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.