Gaming Gear

Vì sao bàn phím HE khác biệt? So sánh bàn phím HE và bàn phím cơ

Vì sao bàn phím HE khác biệt? So sánh bàn phím HE và bàn phím cơ

Có rất nhiều bạn thắc mắc bàn phím HE đâu phải bàn phím cơ nhưng sao lại đắt tiền và được nhiều game thủ sử dụng đến như vậy. Về cấu tạo, bàn phím HE hoàn toàn không có chất cơ do không có điểm tiếp xúc cơ học bằng cách chập hai lá đồng như bàn phím cơ, do đó các bàn phím HE không phải là bàn phím cơ. Tuy nhiên bạn có biết hai loại bàn phím này chia sẻ rất nhiều điểm giống nhau không? Cùng Phong Cách Xanh tìm hiểu nhé.

Những mẫu bàn phím HE đang có tại Phong Cách Xanh:

Những điểm giống nhau

Dù khác nhau về công nghệ và cách thức hoạt động nhưng về cơ bản bàn phím HE được xây dựng dựa trên nền tảng bàn phím cơ nên cả hai chia sẻ một số điểm tương đồng mà nhìn sơ qua bạn có thể nhầm lẫn giữa chúng.

Ngoại hình

Lướt sơ qua ngoại hình của hai mẫu bàn phím HE và bàn phím cơ bạn không thể phân biệt được điểm khác biệt. Về ngoại hình, chúng đều có vỏ phím, switch, plate, keycap,... nên với một số mẫu bàn phím HE được thiết kế theo tiêu chuẩn bàn phím cơ custom cho cảm giác gõ tốt và âm thanh gõ phím không hề kém cạnh so với bàn phím cơ.

Cấu tạo

Cả bàn phím HE và bàn phím cơ đều cấu tạo từ những thành phần cơ bản gồm:

  • Khung bàn phím.
  • Mạch.
  • Switch.
  • Keycap.
  • Stabilizer cho các phím dài.

Ngoài các bộ phận chính, cả bàn phím HE và bàn phím cơ còn một số option sau:

  • Foam: cho khung bàn phím và PCB.

Những điểm khác của bàn phím HE so với bàn phím cơ

Ở ngoại hình và cấu tạo, bàn phím HE và bàn phím cơ có rất nhiều điểm tương đồng nhưng đi sâu vào cách thức hoạt động của hai loại bàn phím này rất khác nhau.

Bo mạch chính (PCB)

Bàn phím HE

PCB của bàn phím HE không có các lỗ via đồng chờ cọc đồng của switch, thay vào đó PCB trên bàn phím HE trang bị cảm biến Hall bên dưới mỗi switch.

Các cảm biến Hall trang bị trên PCB có tác dụng ghi nhận giá trị từ trường của nam châm trên switch nhằm theo dõi liên tục vị trí nhấn phím nhằm đưa lệnh nhận phím, ngắt phím và không thể thiếu sự can thiệp của tính năng Rapid Trigger sẽ được đề cập sau.

Bàn phím cơ

Mạch của bàn phím cơ sẽ phức tạp và nhiều linh kiện hơn vì bên dưới mỗi switch sẽ có hai lỗ via đồng chờ cọc đồng của switch. Sẽ có 2 cách switch được kết nối với mạch:

  • Kiểu truyền thống: hàn kết nối trực tiếp switch với PCB bằng thiếc lên phần via đồng chờ sẵn.
  • Kiểu hot swap: hàn một socket lên hai via đồng chờ sẵn và switch có thể tháo nhanh, gắn nhanh mà không cần thao tác hàn.

Bên cạnh đó, mỗi switch thường được thiết kế kèm một điện trở/điốt nên lượng linh kiện lúc này sẽ tăng lên nhiều hơn. PCB của bàn phím cơ giúp ghi nhận khi nào switch được đóng lại để dòng điện chạy qua và ghi nhận phím, mình sẽ đề cập kỹ hơn ở phần switch.

Switch

Bàn phím HE

Cấu tạo switch HE nhìn từ bên ngoài bạn gần như không nhận ra được sự khác biệt với đầy đủ cấu tạo như vỏ trên, vỏ dưới, lò xo, slider, stem nhưng chỉ thiếu một thứ: lá đồng.

Switch từ dùng trên bàn phím HE không cần lá đồng do bo mạch không có chân chờ các cọc đồng này, thay vào đó trên stem di chuyển lên xuống được “đính” một viên nam châm vĩnh cửu. Viên nam châm này có tác dụng di chuyển lên xuống cùng slider tạo nên giá trị từ trường được ghi nhận trên cảm biến Hall khác nhau nhằm cung cấp vị trí phím ở đâu giúp các tính năng khác của bàn phím HE hoạt động.

Bàn phím cơ

Bàn phím cơ sử dụng switch theo cơ chế đơn giản hơn là đóng mở mạch điện bởi hai lá đồng bên trong switch.

Khi ở vị trí cao nhất, hai lá đồng bị stem tách ra và lúc này mạch điện được tính là ngắt. Khi stem di chuyển xuống tùy vào vị trí thiết lập, hai lá đồng này sẽ chạm vào nhau tại một điểm nhất định được quy định theo thiết kế của switch và đóng mạch. Lúc này bàn phím ghi nhận phím được nhấn và truyền tín hiệu đến máy tính. Vì điểm đóng mạch là cố định, các switch cơ sẽ không hỗ trợ thay đổi điểm nhận phím cố định và biến thiên như switch HE.

Firmware

Bàn phím HE

Firmware đóng vai trò quan trọng trong khâu vận hành của bàn phím HE khi hoàn toàn không có các cấu trúc cơ học nào dùng để ghi nhận phím. Với một firmware tốt, bạn có tốc độ phản hồi nhanh và chính xác theo thiết lập của mình tại điểm nhận phím mình mong muốn. Hơn thế nữa, các firmware bàn phím HE hỗ trợ điểm nhận phím biến thiên sẽ có thêm tính năng nâng cao gọi là Rapid Trigger.

Một bàn phím HE với tính năng Rapid Trigger sẽ không hoạt động hoàn hảo khi firmware được tối ưu không tốt. Tính năng này hoạt động theo nguyên tắc điểm nhận phím và ngắt phím biến thiên trên hành phím nên thao tác ngắt/nhận phím đúng theo thiết lập độ nhạy bạn mong muốn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một bàn phím HE với firmware tồi có thể biến tính năng Rapid Trigger trở thành sự khó chịu thay vì tính năng mà mọi game thủ esport đều thèm muốn. 

Bàn phím cơ

Với cơ chế hoạt động thuần cơ học và mọi thứ đều không thể biến thiên, firmware trên các bàn phím cơ lúc này đóng vai trò tối ưu độ trễ giao tiếp giữa máy tính và bàn phím và hạn chế rủi ro sai số do switch cơ gây nên.

Với switch cơ có hiện tượng bouncing mỗi khi nhấn phím và chúng rất phiền toái khi gây nên hiện tượng double click khó chịu. Trên firmware bàn phím cơ sẽ thiết lập một tính năng gọi là debounce time giúp tạo một khoảng delay từ 6-12 ms nhằm tránh hiện tượng switch được ghi nhận nhiều lần khi nhấn phím một lần. Tuy nhiên tính năng này vô tình làm bàn phím cơ bị trễ phím một chút vài mili-giây, do đó làm giảm tính cạnh tranh ở các môi trường esport đỉnh cao.

Bàn phím nào tốt nhất?

Nếu xét ở nhu cầu sử dụng hàng ngày, bàn phím cơ và bàn phím HE thật sự không có sự khác biệt quá rõ ràng khi bạn có thể gõ phím và ký tự xuất hiện trên màn hình với phản hồi vô cùng tốt. Thêm một điều nữa cả bàn phím cơ và bàn phím HE đều là tốt là cảm giác gõ phím rất thoải mái và thân thiện với tay khi cả hai chia sẻ cùng nhau rất nhiều bộ phận được thiết kế giống nhau.

Ở mục cảm giác gõ và làm việc hàng ngày bàn phím cơ có nhỉnh hơn một chút do xuất hiện lâu hơn, đa dạng sự lựa chọn về switch nên cảm giác gõ phím cũng đa dạng hơn. Nếu chỉ xét về một loại switch linear, cả bàn phím HE và bàn phím cơ đều cho cảm giác rất giống nhau nếu chất lượng build tương đương nhau.

Về phần chơi game, nhờ công nghệ Rapid Trigger nên chắc chắn bàn phím HE dành ưu thế tuyệt đối so với bàn phím cơ. Nhờ tính năng điểm nhận phím / ngắt phím biến thiên này giúp phím được trả ở bất cứ đâu mỗi khi bạn thảy tay và nhận ngay lập tức khi bàn phím nhận ra bạn vừa nhấn trở lại phím đó. Tính năng này giúp loại bỏ độ trễ chờ ngắt phím và độ trễ chờ nhận lại phím ở vị trí cố định của bàn phím cơ để mọi hành động được diễn ra nhanh hơn, tốc độ phản hồi cao hơn với độ trễ ít hơn. Vậy nên chơi game là ưu thế tuyệt đối của bàn phím HE so với bàn phím cơ.

Làm sao để nhận biết đâu là bàn phím HE?

Để nhận biết bàn phím HE “xịn” bạn cần chú ý những điều sau:

  • Hỗ trợ tính năng đổi điểm nhận phím (adjustable actuation point).
  • Hỗ trợ Rapid Trigger: bàn phím HE ngày nay nhất định phải có tính năng này.
  • Switch nam châm và mạch có cảm biến Hall.

Kiểm tra kỹ hơn, bạn có hai cách để nhận biết:

  • Tháo switch ra và kiểm tra phần đáy switch. Khi nhấn xuống nếu có một viên nam châm đi xuống nghĩa là switch nam châm.
  • Tháo switch ra và kiểm tra trên PCB. Nếu trên PCB không có chân socket hot swap chờ chân đồng hoặc trên cả switch và mạch đều không có chân đồng có thể đó là bàn phím HE.
  • Bonus: bàn phím HE chỉnh được điểm nhận phím và Rapid Trigger (nếu có hỗ trợ) trên phần mềm.

Những mẫu bàn phím HE đang có tại Phong Cách Xanh:

Đọc tiếp

Hướng dẫn sử dụng Lamzu Atlantis Pro Keyboard
Hướng dẫn sử dụng chuột Pulsar X2H eS

Viết nhận xét

Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.